ĐỘ NHỚT CỦA CHẤT LỎNG

Độ nhớt của lưu chất được định nghĩa như sau:

Độ nhớt là thông số lực ma sát nội của lưu chất. Lực ma sát này xuất hiện khi các lớp chất lỏng di chuyển trược lên lẫn nhau. Lực ma sát càng lớn thì độ lớn của lực gây ra sự di chuyển càng lớn. Sự trượt này xảy ra khi có bất kì sự di chuyển cơ học của các lưu chất như: phun, chảy, quét…Điều đó có nghĩa là lưu chất có độ nhớt cao sẽ cần lực tác động lớn hơn so với lưu chất có độ nhớt thấp.

Sự chuyển động của lưu chất*

Độ nhớt được Newton thể hiện qua phương trình sau:

µ=γτ=shear stress/shear rate (Pa.s)

Chất lỏng được chia thành chất lỏng Newton và chất lỏng phi Newton

Chất lỏng Newton*
Chất lỏng phi Newton*

Chất lỏng Newton là chất lỏng mà sự thay đổi giữa shear stress và shear rate là tuyến tính. Điều đó có nghĩa là cùng một nhiệt độ thì giá trị độ nhớt sẽ không thay đổi khi thay đổi bất kì yếu tố liên quan nào.

Chất lỏng phi Newton là chất lỏng mà sự thay đổi giữa shear stress và shear rate không là tuyến tính. Chất lỏng sẽ có độ nhớt khác nhau ở tốc độ khác nhau và được chia thành 2 nhóm:

Không phụ thuộc vào thời gian Time Independent non-Newtonian

  • Pseudoplastic: Vật liệu này có độ nhớt giảm khi tăng shear rate (rpm). Nếu thay đổi tốc độ quay từ nhỏ tới lớn và ngược lại thì các giá trị tương ứng sẽ bằng nhau.
  • Plastic: Vật liệu này thể hiện được tính chất của Newtonian, Pseudoplastic or Dilatant.
  • Dilatant: Vật liệu này có độ nhớt tăng khi tăng shear rate (rpm).

Phụ thuộc vào thời gian Time Dependent non-Newtonian

  • Thixotropic: Vật liệu có độ nhớt giảm dần trong khi shear rate (rpm) không đổi.
  • Rheopectic: Vật liệu có độ nhớt tăng dần trong khi shear rate (rpm)không đổi.

(*) Hình ảnh tham khảo từ cuốn sách "MORE SOLUTIONS TO STICKY PROBLEMS"

 

0906880267